Hiện nay đa phần các hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án đều có phát sinh chất thải nguy hại trực tiếp đến môi trường xung quanh, đến sự an toàn của người lao động. Vì thế để bảo vệ môi trường cũng như tránh bị xử phạt từ cơ quan chức năng thì chủ doanh nghiệp cần tiến hành lập báo cáo quan trắc môi trường lao động định kỳ trước và sau khi đi vào hoạt động.
1. Vì sao chúng ta phải lập báo các quan trắc môi trường lao động định kỳ?
Môi trường lao động luôn tìm ẩn các mối nguy ảnh hưởng đến sức khỏe và tai nạn thương tích. Đối với nhân viên làm việc tại các bộ phận ngành y tế thì việc xảy ra những bất cập là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, việc lập báo cáo quan trắc môi trường lao động định kỳ là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp.
Việc thực hiện quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động một mặt giúp kiểm soát các yếu tố nguy hại, bảo vệ sức khỏe nhân viên. Mặt khác, kết quả quan trắc đánh giá mức độ tiếp xúc còn là cơ sở thực hiện việc chế độ phụ cấp độc hại cho nhân viên theo đặc thù môi trường làm việc.
Dịch vụ bạn quan tâm: Xin giấy phép môi trường
Từ đây, các cơ sở có thể căn cứ lựa chọn đơn vị thực hiện quan trắc, đảm bảo tính chính xác, khách quan và được đơn vị thanh kiểm tra bên ngoài công nhận kết quả báo cáo.
2. Quy trình lập báo cáo quan trắc môi trường lao động định kỳ
Bước 1: nhân viên từ cơ quan chức năng đến tận nơi dự án hoạt động để khảo sát các vấn đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, môi trường, địa chất,…tại khu vực nơi dự án triển khai. Đồng thời qua đó cũng xác định nguồn ô nhiễm phát sinh như các nguồn nước thải, khí thải,…
Bước 2: lấy mẫu nguồn thải gây ô nhiễm trong suốt quá trình dự án hoạt động như nguồn nước thải, nguồn khí thải xung quanh, khí thải tại nguồn, mẫu đất, rác thải nguy hại,…Đo đạc các thông số về độ rung, tiếng ồn, nhiệt độ, ánh sáng. Tùy vào ngành nghề hoạt động của công ty mà mẫu lấy có thể khác nhau.
Bước 3: sau khi đã có mẫu nguồn thải, tiếp theo sẽ đem phân tích tại phòng thí nghiệm. Thực hiện việc đo đạc, thống kê thông số đặc trưng của mẫu nước thải, khí thải,…môi trường xung quanh xem có tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành hay không.
Bước 4: liệt kê và đánh giá các biện pháp xử lý nguồn ô nhiễm đã và đang sử dụng, qua đó đánh giá chất lượng môi trường, tác động và ảnh hưởng nguồn ô nhiễm như thế nào đối với môi trường, con người xung quanh tại khu vực dự án triển khai. Tiến hành xây dựng các hệ thống xử lý nguồn thải, xây dựng các biện pháp nhằm giảm thiểu và dự phòng sự cố.
Bước 5: hoàn thành hồ sơ, gửi lên cơ quan chức năng có thẩm quyền và phê duyệt hồ sơ tại khu vực dự án triển khai.
3. Thủ tục, giấy tờ liên quan lập báo cáo quan trắc môi trường lao động định kỳ
Thủ tục công bố đủ điều kiện lập báo cáo quan trắc môi trường lao động định kỳ bao gồm các bước cơ bản sau:
Văn bản đề nghị công bố đủ điều kiện thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động của tổ chức theo mẫu quy định tại Mẫu số 1 phụ phục số III ban hành kèm theo nghị định.
Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, người đứng đầu tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động gửi đến Bộ Y Tế (đối với các tổ chức thuộc quản lý của các Bộ, ngành) hoặc Sở Y Tế (đối với các tổ chức thuộc quản lý của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) nơi tổ chức đặt trụ sở hồ sơ công bố đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động.
Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y Tế hoặc Sở Y Tế công bố điều kiện quan trắc môi trường lao động trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y Tế hoặc Sở Y Tế. Trường hợp không đảm bảo điều kiện thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hồ sơ công bố đủ điều kiện lập báo cáo quan trắc môi trường lao động định kỳ quy định:
- Đảm bảo hồ sơ và nội dung giấy tờ như hồ sơ bằng bản giấy và được chuyển sang dạng văn bản điện tử. Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy.
- Thông tin văn bản đề nghị công bố, hồ sơ công bố phải đầy đủ và chính xác theo thông tin văn bản điện tử.
- Tổ chức đề nghị công bố đủ điều kiện lập báo cáo quan trắc môi trường lao động trực tuyến phải thực hiện lưu giữ hồ sơ bằng bản giấy.