Những giá trị khi doanh nghiệp có kế hoạch bảo vệ môi trường hiệu quả

Kế hoạch bảo vệ môi trường là một thuật ngữ pháp lý mới xuất hiện để thay thế cho Cam kết bảo vệ môi trường. Theo đó, khi tiến hành các dự án nói chung thì phải thực hiện đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường. Đây sẽ được xem như một văn bản cam kết của doanh nghiệp với cơ quan quản lý môi trường về dự báo các tác động đến môi trường của dự án trong giai đoạn thực hiện và hoạt động.

1. Thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường đúng tiêu chuẩn

Kế hoạch bảo vệ môi trường là một hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp đối với cơ quan môi trường là một quá trình phân tích, đánh giá và dự báo các ảnh hưởng đến môi trường của dự án trong giai đoạn thực hiện và hoạt động của dự án. Từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn hoạt động cũng như thi công công trình.

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường để đáp ứng được những vấn đề sau:

  • Thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường.
  • Đánh giá, dự báo trước các tác động của dự án đến môi trường, từ đó có các biện pháp nhằm hạn chế, xử lý các tác động xấu đến môi trường, thực hiện công tác bảo vệ môi trường. 
  • Hợp thức hóa hoạt động của doanh nghiệp, thi hành các điều luật của nhà nước về bảo vệ môi trường.

 

2. Những đối tượng cần lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Theo quy định của Nhà nước và để hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường, các công ty, doanh nghiệp muốn hoạt động đi vào cung ứng cần phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường. Đây được xem là giấy phép căn cứ pháp lý nhằm đảm bảo công ty của bạn hoạt động phân phối sẽ giảm thiểu được tối đa ô nhiễm môi trường.

Trước khi lập kế hoạch bảo vệ môi trường, doanh nghiệp cần xác định mình thuộc đối tượng nào để phù hợp với luật quy định, tránh những trường hợp vi phạm điều luật.

Dịch vụ bạn quan tâm: Xin giấy phép môi trường

Đối tượng lập báo cáo kế hoạch bảo vệ môi trường: bao gồm tất cả các đối tượng thực hiện xây dựng công trình như xây dựng nhà ở, xây dựng khách sạn, nhà hàng, nhà máy sản xuất, chung cư resort, cơ sở sản xuất kinh doanh,…và các đối tượng hoạt động kinh doanh khác.

Đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường quy định tại Điều 18 nghị định 18/2015 – NĐ-CP: quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường:

  • Dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng nâng công suất, mở rộng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại phụ lục II nghị định này.
  • Phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương án đầu tư mở rộng, nâng công suất các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 4 điều này.

 

3. Các bước chính trong quy trình lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Trước tiên doanh nghiệp cần có kế hoạch khảo sát tổng thể về điều kiện môi trường, tự nhiên, kinh tế – xã hội xung quanh dự án. Đánh giá những tác động môi trường đến dự án:

Đánh giá những nguồn gây tác động bao gồm nguồn gây tác động trong quá trình xây dựng công ty – dự án và tác động trong quá trình đi vào hoạt động, dự báo về các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình xây dựng, hoạt động của công ty – dự án.

Đánh giá đối tượng, quy mô bị tác động cả trong quá trình hoạt động của dự án và xây dựng. Đánh giá về các phương pháp sử dụng trong quá trình đánh giá tác động, độ tin cậy của các phương pháp.

Chủ dự án nộp hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường, trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, phòng Quản lý tài nguyên và môi trường báo cáo lãnh đạo ban xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Trường hợp hồ sơ chưa đạt chuẩn, trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, phòng Quản lý tài nguyên và môi trường báo cáo lãnh đạo ban có văn bản thông báo nêu rõ lý do chưa xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường cho chủ dự án.

Sau khi chủ dự án có văn bản giải trình về các vấn đề đã chỉnh sửa, bổ sung kèm theo hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đã được hoàn thiện, phòng Quản lý tài nguyên và môi trường rà soát, đối chiếu nếu đạt chuẩn, báo cáo lãnh đạo ban xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. 

Nếu quá thời gian quy định, chủ dự án không nộp lại hồ sơ hoàn chỉnh, Ban Quản lý sẽ ra thông báo trả lại hồ sơ cho chủ dự án.

 [sc name=”lienhe” ][/sc]