Giấy phép môi trường là tài liệu pháp lý được yêu cầu bởi các cơ quan nhà nước đối với tổ chức, doanh nghiệp trong những trường hợp cụ thể. Tùy theo các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, đối tượng bị ảnh hưởng của dự án mà chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án thì phải xin các loại giấy phép bảo vệ môi trường khác nhau. Chính vì vậy, việc lựa chọn cho mình một dịch vụ xin giấy phép môi trường uy tín là một điều quan trọng hiện nay của nhiều doanh nghiệp.
Các loại giấy phép môi trường cơ bản
Giấy phép môi trường được chia thành nhiều loại, căn cứ theo các loại tài nguyên thì gồm có: Giấy phép môi trường đối với tài nguyên nước, đối với thủy sản, khoáng sản. Căn cứ theo lĩnh vực hoạt động thì bao gồm: Giấy phép môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải, xử lý chất thải, xây dựng,… Cụ thể:
Căn cứ vào loại tài nguyên
Đối với tài nguyên nước, giấy phép tài nguyên nước bao gồm: giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất, giấy phép khai thác, sử dụng nước biển, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (Luật tài nguyên nước 2012).
Đối với khoáng sản: giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (Luật khoáng sản 2010).
Đối với thủy sản có thể kể đến giấy phép khai thác thủy sản trên biển, giấy phép đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam (Luật thủy sản 2017).
Căn cứ theo lĩnh vực hoạt động
- Trong lĩnh vực giao thông vận tải: Giấy phép vận chuyển.
- Trong lĩnh vực xây dựng: Giấy phép xây dựng.
- Trong lĩnh vực xử lý chất thải: Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
Đối tượng phải có giấy phép môi trường
Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật Bảo Vệ Môi Trường 2020 có hiệu lực thi hành có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại.
Lưu ý: Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức nhưng thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
Lựa chọn dịch vụ xin giấy phép môi trường nhanh
Giấy phép môi trường là một loại giấy tờ phức tạp, nhiều hồ sơ, thủ tục, được quy định chặt chẽ bởi pháp luật. Vì vậy để có giấy phép môi trường nhanh nhất, tiết kiệm chi phí và thời gian nhất thì khách hàng nên sử dụng dịch vụ xin giấy phép môi trường của một Văn phòng Luật sư chuyên nghiệp.
Môi Trường Toàn Cầu cam kết sẽ làm hài lòng mọi khách hàng, đơn vị là giải pháp hữu hiệu cho khách hàng muốn xin giấy phép môi trường nhanh chóng, trọn gói, tư vấn miễn phí và nhiều ưu đãi. Đến với dịch vụ xin cấp giấy phép môi trường của đơn vị, khách hàng sẽ được:
- Tư vấn chi tiết cho khách hàng về điều kiện, quy trình thủ tục, nội dung xin giấy phép môi trường để khách hàng cân nhắc, lựa chọn loại hình, phạm vi cung cấp dịch vụ cho phù hợp.
- Giải đáp những thắc mắc, băn khoăn khi khách hàng có vướng mắc hoặc gặp phải khó khăn trong việc xin giấy phép môi trường.
- Cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp với mức chi phí hợp lý, thời gian nhận được kết quả nhanh hơn dự kiến. Còn về đội ngũ viết báo cáo có nhiều năm kinh nghiệm, nắm vững quy định nên thời gian hoàn thiện nội dung nhanh chóng và đầy đủ nhất.