giấy phép cam kết bảo vệ môi trường

Lưu ý khi xin giấy phép cam kết bảo vệ môi trường

Khi chủ đầu tư, chủ các cơ sở thực hiện dự án hoặc tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh thì phải bảo vệ môi trường và tránh ô nhiễm môi trường thì phải làm thủ tục cấp giấy phép cam kết bảo vệ môi trường theo quy định. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành cụ thể là Luật bảo vệ môi trường năm 2014 có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 đã có sự thay đổi về tên gọi từ cam kết bảo vệ môi trường thành lập kết hoạch bảo vệ môi trường. Vậy ai phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường, trình tự, thủ tục ra sao, hồ sơ bao gồm những gì?

Giấy phép môi trường là gì?

Giấy phép cam kết bảo vệ môi trường có thể hiểu là giấy do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp, cho phép tổ chức, cá nhân được quyền thực hiện một hoặc một số hoạt động bảo vệ môi trường nào đó, đến thời điểm hiện nay.

Giấy phép môi trường là giấy do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp, cho phép tổ chức, cá nhân được quyền thực hiện một hoặc một số hoạt động bảo vệ môi trường nào đó, đến thời điểm hiện nay có một số loại giấy phép như sau:

Giấy phép khai thác nước dưới đất – Thẩm quyền cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dụng, đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép được quy định tại điều 13 củ Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 về Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước.

Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước: Do Cục Quản lý Tài Nguyên nước thuộc Bộ tài nguyên và Môi trường (chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép do Bộ tài nguyên và Môi trường cấp) và Sở Tài nguyên và Môi trường (chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ giấy phép do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp), nhằm mục đích quản lý việc xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi của các tổ chức và cá nhân thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đây là một trong những giấy phép có liên quan đến các doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề. Liên quan đến giấy phép này còn có một số giấy phép hoặc đăng ký, cam kết như sau:

  • Giấy phép nghiệm thu công trình xử lý nước, khí thải.
  • Giấy phép nghiệm thu môi trường tổng thể.
  • Sổ chủ nguồn thải (sổ chủ nguồn thải là nhà quản lý môi trường nắm toàn bộ quy trình xử lý rác thải nguy hại của các đơn vị, doanh nghiệp).
  • Cam kết bảo vệ môi trường (Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án không thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và báo cáo đánh giá tác động môi trường thì phải lập Giấy phép cam kết bảo vệ môi trường).
  • Đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.
  • Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (nhằm mục đích ngăn chặn các hậu quả xấu về môi trường do sản xuất và dịch vụ gây ra).

Những lưu ý khi xin giấy phép cam kết bảo vệ môi trường

Đối tượng lập bản cam kết bảo vệ môi trường

Giấy phép cam kết bảo vệ môi trường là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, với cộng đồng. Thông qua việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, các nguồn tác động đến môi trường của dự án được đánh giá chi tiết, từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường. Đối tượng thực hiện là chủ dự án quy định tại Điều 24 của Luật Bảo vệ môi trường.

Thời điểm lập bản cam kết bảo vệ môi trường

Chủ dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc có các hạng mục xây dựng công trình có trách nhiệm đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường để được xác nhận trước khi xin cấp giấy phép xây dựng. Trường hợp dự án không có hạng mục xây dựng công trình, chủ dự án có trách nhiệm đăng ký bảm cam kết bảo vệ môi trường để được xác nhận trước khi khởi công dự án (Điểm 1, khoản 7, Điều 1 Nghị định 21/2008/NĐ-CP).

Hiện nay nếu khách hàng đang gặp vướng mắc về thủ tục, hồ sơ xin giấy phép bảo vệ môi trường thì việc lựa chọn các dịch vụ từ Môi Trường Toàn Cầu là giải pháp tối ưu nhất. Đơn vị với đội ngũ chuyên viên am hiểu pháp lý sẽ giúp khách hàng thực hiện thủ tục này nhanh chóng, đảm bảo chất lượng GPMT và chi phí hợp lý.

 [sc name=”lienhe” ][/sc]