Giấy phép bảo vệ môi trường là văn bản có tính pháp lý cao, do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành. Công cụ quản lý này cho phép cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh được quản lý, xả chất thải, nhập khẩu phếp liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu, kèm yêu cầu, điều kiện bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Vậy cụ thể, những đối tượng phải có giấy phép bảo vệ môi trường bao gồm những ai
Khái niệm về bảo vệ môi trường
Môi trường là khái niệm có nội hàm vô cùng rộng và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong cuộc sống người ta dùng nhiều khái niệm môi trường như môi trường sư phạm, môi trường xã hội, môi trường giáo dục,… Môi trường theo định nghĩa thông thường là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy.
Môi trường sử dụng trong lĩnh vực khoa học pháp lí là khái niệm được hiểu như là mối liên hệ giữa con người và tự nhiên, trong đó môi trường được hiểu như là những yếu tố, hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên bao quanh con người.
Bảo vệ môi trường là những hoạt động được diễn ra nhằm mục đích giữ gìn sự trong lành, sạch đẹp của môi trường, giúp cân bằng hệ sinh thái và cải thiện môi trường sống của các sinh vật nói chung và con người nói riêng qua những việc làm để ngăn chặn, phòng ngừa, khắc phục các hậu quả xấu do thiên tai và con người gây ra ảnh hưởng đến môi trường.
Như vậy, ta có thể khẳng định: Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Quy định về giấy phép môi trường
Giấy phép môi trường là gì?
Giấy phép môi trường được hiểu là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành cho phép chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh vận hành toàn bộ hoặc một phần công trình dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh với các yêu cầu, điều kiện bảo vệ môi trường cụ thể khi chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện theo luật định.
Các đối tượng phải có giấy phép bảo vệ môi trường
Căn cứ Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định các đối tượng phải có giấy phép bảo vệ môi trường bao gồm:
Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như đối tượng dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý.
Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
Bên cạnh đó, luật này quy định nội dung giấy phép môi trường gồm thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, nội dung cấp phép môi trường, yêu cầu về bảo vệ môi trường, thời hạn của giấy phép môi trường, nội dung khác (nếu có).
Môi Trường Toàn Cầu tự hào khi trở thành nhà cung cấp giải pháp bảo vệ môi trường được nhiều khách hàng tín nhiệm và tin tưởng nhất. Đội ngũ chuyên viên tư vấn của đơn vị được đào tạo bài bản, nắm vững các kiến thức chuyên sâu nhằm cung cấp và giúp khách hàng giải quyết mọi vấn đề pháp lý liên quan. Còn về đội ngũ viết báo cáo cũng có nhiều năm kinh nghiệm, nắm vững quy định nên thời gian hoàn thiện nội dung nhanh chóng và đầy đủ nhất.