Giấy phép môi trường
Giấy phép môi trường là một công cụ quản lý có tính thống nhất và pháp lý cao để giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động bảo vệ môi trường đối với các dự án trong giai đoạn thực hiện (xây dựng, vận hành thử nghiệm, vận hành thương mại) và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động.
Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022. Vì vậy, Môi Trường Toàn Cầu là đơn vị chuyên làm các dịch vụ tư vấn môi trường như: xin giấy phép cam kết bảo vệ môi trường cho các dự án khách sạn, nhà hàng, nhà xưởng, cơ sở sản xuất …. Pháp luật môi trường Việt Nam quy định các hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Xả thải vào nguồn nước đều được phải được sự cấp phép của cơ quan có thẩm quyền.
Vậy Giấy phép này có ý nghĩa gì, nó quan trọng như thế nào? Sau đây, Môi Trường Toàn Cầu sẽ làm rõ tất cả các vấn đề xoay quanh giấy phép môi trường.
Giấy phép môi trường là gì?
Giấy phép môi trường được hiểu là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành. Cho phép chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh vận hành toàn bộ hoặc một phần công trình dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh với các yêu cầu. Điều kiện bảo vệ môi trường cụ thể khi chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện theo luật định.
Các loại giấy phép môi trường
Có nhiều cách để phân loại các giấy phép về môi trường.
Căn cứ vào loại tài nguyên
Đối với tài nguyên nước, giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển; giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (Luật tài nguyên nước 2012)
Đối với thủy sản có thể kể đến giấy phép khai thác thủy sản trên biển, giấy phép đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam (Luật thủy sản 2017)
Đối với khoáng sản: Giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (Luật khoáng sản 2010)
Căn cứ theo lĩnh vực hoạt động
Trong lĩnh vực giao thông vận tải: Giấy phép vận chuyển
Trong lĩnh vực xử lý chất thải: Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
Trong lĩnh vực xây dựng: Giấy phép xây dựng.
Tại sao cần có giấy phép môi trường
Giấy phép môi trường là căn cứ cho việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt động bảo vệ môi trường.
Giấy phép môi trường thể hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở.
Là biện pháp hữu hiệu để kiểm soát ô nhiễm môi trường từ hoạt động của nhà máy, cở sản xuất, dịch vụ,…
Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo bảo vệ môi trường
Căn cứ pháp lý
Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2020, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ban hành ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Thủ tục xin giấy phép môi trường
Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, đối tượng tác động của dự án, chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án phải xin giấy phép bảo vệ môi trường khác nhau. Theo đó, thủ tục làm giấy phép môi trường cũng khác nhau. Tuy vậy, thủ tục xin giấy phép môi trường có thể được thực hiện thông qua các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có thể là:
- Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam
- Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận
- Sở Xây dựng
- Sở Giao thông vận tải
- Chi cục thủy sản các tỉnh, thành phố…
Bước 2: Tiếp nhận và xem xét hồ sơ
Trong thời hạn pháp luật quy định, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
Bước 3: Thẩm định
Trong thời hạn pháp luật quy định, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép;
Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo.
Trường hợp không thể bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.
Bước 4: Trả kết quả
Trong thời hạn pháp luật quy định, kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.
Đối tượng nào phải có giấy phép môi trường từ ngày 01/01/2022?
Theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định các đối tượng phải có giấy phép môi trường bao gồm:
- Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức;
- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như đối tượng Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý;
- Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
Bên cạnh đó, Luật này quy định nội dung giấy phép môi trường gồm thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; nội dung cấp phép môi trường; yêu cầu về bảo vệ môi trường; thời hạn của giấy phép môi trường; nội dung khác (nếu có). Nội dung cấp phép môi trường bao gồm:
- Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;
- Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải;
- Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;
- Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
- Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Thời hạn của Giấy phép môi trường
Theo Khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định thời hạn của giấy phép môi trường như sau:
- 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I.
- 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I.
- 10 năm đối với các đối tượng khác.
Tư vấn thủ tục xin giấy phép môi trường cho doanh nghiệp
Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động xin giấy phép môi trường
- Môi Trường Toàn Cầu sẽ tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến việc xin Giấy phép môi trường. Sẽ kiểm tra; đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng. Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ phân tích; đánh giá tính hợp pháp. sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc tư vấn thủ tục xin Giấy phép môi trường.
- Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán; gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc xin cấp Giấy phép môi trường. chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham gia theo đúng yêu cầu.
Đại diện khách hàng hoàn tất các thủ tục xin giấy phép môi trường
- Tư vấn soạn thảo hồ sơ liên quan đến xin cấp giấy phép về môi trường
- Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép về môi trường tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Theo dõi và thông báo cho khách hàng về tình trạng hồ sơ
- Lấy kết quả là giấy phép về môi trường
- Đại diện cho khách hàng trong việc khiếu nại, tố cáo cơ quan nhà nước trong việc cấp phép các loại giấy phép môi trường trên.
- Đại diện cho khách hàng trong các hoạt động xin gia hạn, hoặc thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép.