Thực hiện một dự án giao thông đường bộ là không dễ. Trong đó việc lập ĐTM đường giao thông là rất cần thiết và phải yêu cầu có chuyên môn. Bạn có thể tham khảo qua nội dung sau.
Các dự án đường giao thông ở Việt Nam hiện nay ngày càng phát triển mạnh mẽ để giúp việc giao thông đi lại trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn. Và để một dự án giao thông được hoàn thiện, việc hoàn thành các hồ sơ môi trường trong những giai đoạn đầu của dự án là việc làm không thể bỏ qua. Trong đó, phải kể đến báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Vậy vì sao lập ĐTM đường giao thông là cần thiết? Lập như thế nào đúng cách? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Vì sao cần lập ĐTM đường giao thông?
Các tuyến đường giao thông luôn được xây dựng để đáp ứng nhu cầu về đi lại cho người dân. Ở nước ta, những dự án này là cực kỳ cần thiết và phù hợp với thực trạng kinh tế và xã hội của nước ta hiện nay. Những tuyến đường lớn, được xây dựng chỉn chu sẽ đem đến nhiều lợi ích và phát triển cho cả đất nước.
Và như mọi công trình khác, đường giao thông cũng cần lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Việc xây dựng công trình này tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực đến môi trường như: ô nhiễm tiếng ồn, ảnh hưởng mỹ quan khu vực, tăng nồng độ bụi, ảnh hưởng đến cơ cấu sử dụng đất, ảnh hưởng đến động thực vật,… Chính vì vậy, việc lập ĐTM là cực kỳ cần thiết để đánh giá các tác động và đưa ra các biện pháp hạn chế tối đa các ảnh hưởng môi trường.
2. Quy trình lập ĐTM đường giao thông thực hiện như thế nào?
Để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì việc đầu tiên cần làm là xác định phạm vi. Sau đó, tiến hành khảo sát các yếu tố môi trường liên quan dự án có đáp ứng được yêu cầu dự án như: địa chất, điều kiện môi trường khu vực, điều kiện địa lý, khí hậu,…
Mọi công tác bảo vệ môi trường từ khi chuẩn bị xây dựng đến hiện tại đều cần được đưa vào hết hồ sơ ĐTM. Lập báo cáo đánh giá về các biện pháp phòng ngừa và xử lý các nguyên nhân gây ô nhiễm. Từ đó, xây dựng các biện pháp giảm ô nhiễm môi trường khi xây dựng dự án. Cũng như có những đề xuất về phương án quản lý, dự phòng, xử lý các loại chất thải có trong quá trình xây dựng.
Sau đó, xác định các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến dự án, để lập ĐTM và nộp cho Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND tỉnh/thành. Cuối cùng là gửi hồ sơ về dự án đến hội đồng thẩm định và đợi phê duyệt dự án là hoàn tất mọi công đoạn giấy tờ để có thể tiến hành xây dựng.
Cụ thể văn bản pháp lý để lập kế hoạch Bảo vệ môi trường của dự án xây dựng tuyến đường giao thông cần bao gồm:
-Xác định nguồn chất thải: nước thải (nước thải sinh hoạt, nước rửa, nước xả thải), các chất thải rắn thông thường, tiếng ồn, khí thải, độ rung quanh khu vực đó.
-Kiểm tra hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường: hệ thống thu gom và xử lý nước mưa, nước thải có chặt chẽ hay không? Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu trữ và xử lý chất thải rắn là gì? Công trình, thiết bị xử lý khí thải như thế nào; Biện pháp chống ồn, rung tốt hay không?…
-Tìm hiểu các tác động đến môi trường và kinh tế – xã hội: Dự án có làm ảnh hưởng hay biến đổi môi trường không? Dự án có tạo nên các nguy cơ sự cố môi trường không? Việc giải phóng mặt bằng thực hiện như thế nào?….
-Kiểm tra công trình và các biện pháp bảo vệ môi trường: Sử dụng hóa chất sử dụng nếu cần, quy trình quản lý vận hành phải nghiêm ngặt, nếu có nhu cầu thuê đơn vị xử lý chất thải thì cần có hợp đồng thuê rõ ràng, đánh giá hiệu quả biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu các tác động đến môi trường, kinh tế – xã hội.
3. Đối tượng lập ĐTM đường giao thông là gì?
Với tất cả các dự án xây dựng tuyến đường ô tô cao tốc, các tuyến đường ô tô từ cấp I đến cấp III, đường sắt, đường sắt trên cao thì đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Còn với đường cấp IV miền núi sẽ được quy định chiều dài để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường.
Theo tiêu chuẩn TCVN 4054: 2005, phân cấp kỹ thuật đường ô tô theo chức năng của đường và lưu lượng thiết kế:
– Đường cao tốc có lưu lượng thiết kế nhiều hơn 25 000 xcqd/nđ, được quy định là đường trục chính.
– Đường cấp I có lưu lượng thiết kế nhiều hơn 15 000 xcqd/nđ và đường cấp II có lưu lượng thiết kế nhiều hơn 6000 xcqd/nđ được quy định là đường trục chính nối với các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn của đất nước, quốc lộ.
– Đường cấp III có lưu lượng thiết kế nhiều hơn 3 000 xcqd/nđ, được quy định là đường trục chính nối các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn của đất nước, của địa phương, quốc lộ hay đường tỉnh.
– Đường cấp IV có lưu lượng thiết kế nhiều hơn 500 xcqd/nđ, được quy định là đường nối các trung tâm của địa phương, các điểm lập hàng, các khu dân cư, quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện.
Hi vọng với bài viết này, bạn đọc đã có thể hiểu rõ hơn về mục đích cũng như cách thực hiện, lập ĐTM đường giao thông. Khi có nhu cầu, hãy lựa chọn những địa chỉ lập ĐTM đường giao thông chất lượng, uy tín nhé!