Những quy định trong việc lập báo cáo ĐTM khu chung cư

Trong những năm gần đây, kinh tế đô thị phát triển mạnh với nhiều thành phần kinh tế, kéo theo đó là hàng loạt nhu cầu về nhà ở và mua sắm. Từ các yêu cầu về nâng cao chất lượng cuộc sống, những khu chung cư được đầu tư và xây dựng rất nhiều. Nhưng việc này cũng ảnh hưởng khá nhiều đến cảnh quan môi trường xung quanh, nên các công ty cần phải lập báo cáo ĐTM khu chung cư trước khi quy hoạch.

1. Đối tượng và hồ sơ liên quan đến báo cáo ĐTM khu chung cư

Việc xem xét, cân nhắc các yếu tố môi trường tự nhiên – xã hội của mỗi dự án là tác nghiệp đòi hỏi có tính kỹ thuật và chuyên môn đặc thù. Trong đó, khâu lập báo cáo ĐTM khu chung cư có vai trò quan trọng, cần đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn trong vấn đề lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Để thuận lợi hơn trong việc tiến hành thủ tục đầu tư cho các dự án xây dựng khu chung cư, chủ đầu tư cần hiểu rõ các vấn đề pháp lý trong khi lập báo cáo ĐTM chung cư. Trước khi xây dựng các khu chung cư, chủ dự án cần căn cứ vào Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của chính phủ quy định dự án khu chung cư.

Chủ đầu tư cần lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án trước và sau khi xây dựng dự án. Sau khi hoàn thành báo cáo ĐTM khu chung cư, chủ đầu tư cần xác định tính xác thực và nộp cho những cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Xem thêm: Xin giấy phép môi trường

2. Trình tự thực hiện lập báo cáo ĐTM khu chung cư

Bước 1: Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án như khảo sát điều kiện từ địa lý – địa chất – khí hậu – thủy văn. Đồng thời khảo sát điều kiện môi trường tự nhiên – kinh tế – xã hội liên quan đến dự án, khảo sát phân tích các mẫu không khí – đất – nước sinh thái xung quanh khu vực dự án.

Bước 2: Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn. Xác định các loại chất thải phát sinh trong các quá trình trước khi xây dựng, đang xây dựng và đi vào hoạt động bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập,…

Bước 3: Đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội và con người xung quanh khu vực dự án.

Bước 4: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng dự án, các biện pháp quản lý môi trường trong hoạt động và dự phòng sự cố môi trường.

Bước 5: Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.

Bước 6: Tham vấn ý kiến từ Uỷ ban nhân dân và UBMTTQ phương nơi thực hiện dự án.

Bước 7: Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường đồng thời tạo lập những phương pháp bảo vệ môi trường định kỳ.

Bước 8: Trình hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM khu chung cư.

3. Điều kiện và hồ sơ cần thiết để doanh nghiệp lập báo cáo ĐTM khu chung cư

Khi các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đã được phê duyệt báo cáo ĐTM khu chung cư thì sau khi hoàn thành xong các công trình xử lý như hệ thống xử lý khí thải, xử lý nước thải,…và đã tiến hành các biện pháp bảo vệ môi trường, thì doanh nghiệp bắt buộc phải lập thêm báo cáo hoàn thành ĐTM để nộp lên cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định xem xét lại việc thực hiện. Hồ sơ cần thiết để lập báo cáo ĐTM khu chung cư bao gồm:

  • Bản chính Công văn đề nghị xác nhận về việc thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM khu chung cư bổ sung trước khi dự án đi vào vận hành chính thức (1 bản).
  • Bản sao y chứng thực quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung (1 bản).
  • Bản sao hồ sơ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ các hệ thống xử lý môi trường, hoàn thành các công trình xử lý và bảo vệ môi trường (1 bản).
  • Bản sao bộ các chứng chỉ, chứng nhận quyền sử dụng đất, công nhận, giám định có liên quan (1 bản).
  • Bản chính bản báo cáo về việc hoàn thành các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi dự án đi vào vận hành chính thức (3 bản).
 [sc name=”lienhe” ][/sc]