Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Như các định nghĩa trước báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM còn có tên tiếng anh là EIA là quá trình phân tích đánh giá giá dự báo tác độn của dự án đến môi trường, là cơ sở để đề ra các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đánh giá về công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp nói riêng cũng như của đất nước nói chung,… cùng với những quy định trong nghị định 18/2015/NĐ- CP bộ luật luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 cũng đã quy định cụ thể 1 số điều như sau :

Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường? Theo luật bảo vệ môi trường nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối tượng phải lập báo cáo này gồm một vài đối tượng như sau:

    • Dự án công trình quan trọng quốc gia.
    • Dự án có sử dụng 1 phần diện tích hoặc ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia khu di tích lịch sử- văn hóa, danh lam.
    • Dự án có ảnh hưởng tới nguồn nước lưu vực sông, biển, hệ sinh thái được bảo vệ.
    • Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, công nghệ, chế xuất,…
    • Dự án xây dựng mới đô thị, dân cư.
    • Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn.
    • Dự án có nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường.

Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là gì? Theo điều 21 của bộ luật bảo vệ môi trường nước ta. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác dộng môi trường được quy định tóm tắt như sau:

    • Việc thẩm định được thực hiện thông qua hội đồng/tổ chức dịch vụ thẩm định : do bộ Tài nguyên và môi trường quy định và hướng dẫn thực hiện.
    • Thành phần hội đồng thẩm định: tùy vào từng hạng mục khác nhau của dự án bộ sẽ thiết lập một hội đồng khác nhau phù hợp với dự án như là : cơ quan phê duyệt, cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường cấp tỉnh, cơ quan, các chuyên gia có kinh nghiệm, trình dộ chuyên môn,… trong trường hợp cần thiết có thể mời đại diện của bộ tài nguyên và môi trường, bộ cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ…
    • Số lượng thành viên trong hội đồng thẩm định phải có trên 50% thành viên có chuyên môn về môi trường và lĩnh vực có liên quan. Người trực tiếp tham gia lập báo cáo đánh giá tác động môi trường không được tham gia hội đồng thẩm định.
    • Tổ chức thẩm định theo quyết định của cơ quan phê duyệt dự án và chịu trách nghiệm về ý kiến, kết luận của mình.
    • Trách nhiệm của tổ chức thẩm định:
      • Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định, phê duyệt; dự án liên ngành, liên tỉnh.
      • Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của mình, trừ dự án liên ngành, liên tỉnh.
      • Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án trên địa bàn quản lý thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của mình và của Hội đồng nhân dân cùng cấp.