Cùng với sự phát triển về kinh tế, môi trường chịu tác động xấu từ con người và ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng. Do đó, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững cả về kinh tế lẫn xã hội, pháp luật đã có quy định về giấy phép môi trường đối với một số hoạt động gây tác hại xấu cho môi trường. Vậy cấp giấy phép môi trường gồm những nội dung gì, đối tượng nào phải có giấy phép môi trường?
Giấy phép môi trường là gì?
Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. (Khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020)
Đối tượng được cấp giấy phép môi trường
Các đối tượng sau đây được cấp giấy phép môi trường:
- Đối tượng 1: Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
Các đối tượng trên mà thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
- Đối tượng 2: Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như đối tượng 1.
(Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020)
Hồ sơ, trình tự đề nghị cấp giấy phép môi trường
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường
- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
- Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường
-Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
-Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.
Công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép bảo vệ môi trường.
Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở.
-Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi cấp giấy phép.
-Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan cấp giấy phép phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp giấy phép.
Nếu bạn đang tìm một địa chỉ chuyên nghiệp trong cấp giấy phép môi trường thì Môi Trường Toàn Cầu là lựa chọn hoàn hảo cho bạn lúc này. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn thủ tục, hồ sơ pháp lý môi trường. Đơn vị cam kết thực hiện nhanh chóng, uy tín, đảm bảo sẽ làm hài lòng khách hàng.