Giấy phép bảo vệ môi trường lần đầu tiên được ban hành trong Luật bảo vệ môi trường nên quy trình thực hiện GPMT đối với doanh nghiệp vẫn còn mới mẻ và đầy bỡ ngỡ. So với trước đây, việc tích hợp các GPMT thành phần thành một giấy phép môi trường sẽ làm tinh giảm được nhiều thủ tục hành chính, thời gian gia hạn từ 7 – 10 năm tiết kiệm cho doanh nghiệp rất nhiều thời gian và chi phí.
Sơ Lược về giấy phép bảo vệ môi trường
Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành cho phép chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh vận hành toàn bộ hoặc một phần công trình dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh với các yêu cầu, điều kiện đảm bảo việc bảo vệ môi trường cụ thể khi chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Giấy phép môi trường là một trong các loại giấy tờ pháp lý mà các tổ chức, doanh nghiệp bắt buộc phải có. Chính vì điều này mà mỗi chủ thể kinh doanh cần hiểu rõ hơn về việc cấp giấy phép môi trường.
Giấy phép bảo vệ môi trường sẽ giúp các chủ thể thực hiện các hoạt động kinh doanh sản xuất một cách hợp pháp.
Quy định về giấy phép bảo vệ môi trường
Lợi ích của xin giấy phép môi trường
Giấy phép môi trường là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy một doanh nghiệp đạt đủ điều kiện về môi trường. Giấy phép sẽ giúp:
- Đánh giá được một doanh nghiệp có đạt đủ tiêu chuẩn môi trường theo quy định pháp luật hay không.
- Doanh nghiệp sản xuất theo xu hướng sản xuất xanh sẽ tạo thiện cảm với các đối tác và từ đó tăng doanh thu tốt hơn, vì thực tế sản xuất xanh hiện nay đang là xu hướng.
- Việc sử dụng các sản phẩm xanh, thân thiện đang ngày càng phát triển. Do đó khách hàng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm thân thiện, không gây ảnh hưởng đến môi trường. Do đó nếu doanh nghiệp có giấy phép môi trường sẽ tạo được niềm tin với khách hàng.
Hồ sơ xin giấy phép môi trường
Theo quy định Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì để xin giấy phép bảo vệ môi trường các chủ thể phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường
- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
- Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Các bước tiến hành thực hiện xin giấy phép môi trường
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền. Theo quy định Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì các cơ quan có thẩm quyền quy định như sau:
Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ Quốc phòng, Bộ công an: Cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng không thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Quốc phòng, Bộ công an.
Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép môi trường đối với những đối tượng không thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Quốc phòng, Bộ công an và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở.
Bước 3: Nhận kết quả
Thủ tục đăng ký Cam kết bảo vệ môi trường, Pháp luật Việt Nam quy định các chủ dự án, tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ phải đăng ký giấy phép bảo vệ môi trường trước khi hoạt động.
Môi Trường Toàn Cầu chuyên hỗ trợ dịch vụ tư vấn giấy phép môi trường, hỗ trợ hồ sơ xin giấy phép cam kết bảo vệ môi trường cho khách hàng. Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về giá cả và chất lượng khi tới với dịch vụ tư vấn xin giấy phép cam kết bảo vệ môi trường.