giấy phép môi trường bao gồm những gì

Giấy phép môi trường bao gồm những gì?

Ngày nay, cùng với sự phát triển về kinh tế, môi trường ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng và chịu tác động lớn từ con người. Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững cho cả nền kinh tế lẫn xã hội, pháp luật nước ta có quy định về giấy phép môi trường đối với một số hoạt động kinh doanh sản xuất có gây tác hại xấu cho môi trường. Vậy giấy phép môi trường là gì? Giấy phép môi trường bao gồm những gì? Hãy cùng Môi Trường Toàn Cầu khám phá ngay trong bài viết hôm nay!

Giấy phép môi trường là gì?

Giấy phép môi trường là văn bản được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dịch vụ được xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện để bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Những đối tượng cần có giấy phép môi trường?

Quy định trong Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định các đối tượng cần phải có giấy phép môi trường bao gồm các đối tượng sau:

  • Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III là những nhóm có phát sinh các loại nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại cần được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi bước vào quá trình vận hành chính thức. (Trường hợp các dự án đầu tư kể trên là các dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công thì sẽ được miễn giấy phép môi trường)
  • Các dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hay các cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 đều có tiêu chí về môi trường như đối tượng Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III trường hợp có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường thì cần phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý kịp thời trước khi đưa vào hoạt động.

Những nội dung của giấy phép môi trường 

Bạn có biết các nội dung giấy phép môi trường sẽ bao gồm những loại thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở hạ tầng, khu sản xuất kinh doanh, các loại dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; nội dung cấp phép môi trường; các yêu cầu về bảo vệ môi trường cũng như thời hạn của giấy phép môi trường kèm theo nhiều nội dung khác (nếu có).

Thông thường, nội dung cấp phép môi trường bao gồm các nội dung chính sau:

  • Nguồn phát sinh nước thải; dòng nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí nước thải, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;
  • Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí cũng như phương thức xả khí thải;
  • Nguồn phát sinh nước thải và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn hay độ rung lắc.
  • Công trình, hệ thống thiết bị sử dụng để xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại kèm theo khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải cũng như địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở lựa chọn để thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
  • Các loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, các cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất.

Thời hạn sử dụng của giấy phép môi trường 

Đã được quy định rõ trong điều luật, thời hạn của giấy phép môi trường được quy định cụ thể như sau:

  • Đối với các dự án đầu tư nhóm I: thời hạn sử dụng giấy phép môi trường là 07 năm;
  • Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp bắt đầu hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành trong đó có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I thì thời hạn sẽ là 07 năm;
  • Đối với các đối tượng không thuộc 02 trường hợp nêu trên thfi thời hạn sẽ lên đến 10 năm

Tuy nhiên, thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn nêu trên phụ thuộc vào đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, dịch vụ tập trung, kinh doanh, cụm công nghiệp (được gọi chung là chủ dự án đầu tư, cơ sở).

Môi Trường Toàn Cầu- Địa chỉ tư vấn thủ tục xin giấy phép môi trường cho doanh nghiệp

Nếu bạn vẫn còn nhiều thông tin chưa hiểu rõ về giấy phép môi trường và cần được tư vấn thêm thì Môi Trường Toàn Cầu là đơn vị mà bạn không nên bỏ qua. Được thành lập năm 2009, Môi Trường Toàn Cầu là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ môi trường. Một số lĩnh vực hoạt động của chúng tôi gồm:

  • Hỗ trợ quan trắc môi trường lao động
  • Lập hồ sơ an toàn lao động
  • Hỗ trợ xin giấy phép khai thác nước ngầm 
  • Thiết kế và xây dựng hệ thống nước thải…

Để được tư vấn kỹ hơn, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ bên dưới để được hỗ trợ sớm nhất!

Phía trên là toàn bộ thông tin về giấy phép môi trường là gì cũng như giải đáp giấy phép môi trường bao gồm những gì. Hy vọng giúp quý độc giả có thêm nhiều thông tin hữu ích.

 [sc name=”lienhe” ][/sc]