giấy phép môi trường năm 2022

Quy định khi cấp giấy phép môi trường năm 2022

Giấy phép môi trường năm 2022 có nhiều điểm nổi bật đáng chú ý trong quá trình thực hiện và thi hành. Hạn chế nhiều thủ tục hành chính so với trước đây bởi vì tích hợp các giấy phép môi trường thành phần vào cùng một loại gọi là giấy phép môi trường. Với những luật, nghị định và thông tư mới nhất thì doanh nghiệp khi làm giấy phép môi trường thời hạn sẽ từ 7 đến 10 năm tiết kiệm được chi phí cho các doanh nghiệp.

Đối tượng phải có giấy phép môi trường năm 2022

Theo Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020, các đối tượng sau đây phải có giấy phép môi trường năm 2022:

Điều 39, Đối tượng phải có giấy phép môi trường 

  • Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
  • Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
  • Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.

Như vậy, một cách tổng quan có thể thấy chủ của các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh mà hoạt động của họ có phát sinh ra các loại nước thải, bụi, khí thải ra môi trường sẽ cần phải lập giấy phép môi trường. Tuy nhiên, những dự án đầu tư khẩn cấp phục vụ cho công ích, nhà nước thì sẽ được miễn giấy phép môi trường.

Các loại giấy phép môi trường năm 2022

Giấy phép môi trường năm 2022 có nhiều loại mẫu khác nhau để phân biệt được thì chúng ta sẽ căn cứ vào loại tài nguyên và lĩnh vực hoạt động để có thể phân biệt được đó là loại nào.

Căn cứ vào loại tài nguyên

Đối với tài nguyên nước, giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất, giấy phép khai thác, sử dụng nước biển, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (Luật tài nguyên nước 2012)

Đối với thủy sản có thể kể đến giấy phép khai thác thủy sản trên biển, giấy phép đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam (Luật thủy sản 2017).

Đối với khoáng sản: Giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (Luật khoáng sản 2010)

Căn cứ theo lĩnh vực hoạt động

  • Trong lĩnh vực giao thông vận tải: Giấy phép vận chuyển
  • Trong lĩnh vực xử lý chất thải: Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
  • Trong lĩnh vực xây dựng: Giấy phép xây dựng

Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, đối tượng tác động của dự án, chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án phải xin giấy phép bảo vệ môi trường khác nhau. Theo đó, thủ tục làm giấy phép môi trường cũng khác nhau. Và hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cần phải có đầy đủ các loại giấy tờ sau:

Đơn xin cấp giấy phép về môi trường, Bản kê khai hiện trạng về môi trường, Quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường ( đối với các cơ sở phải thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường) hoặc ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường (đối với cơ sở phải lập bản kê khai các hoạt động sản xuất có ảnh hưởng đến môi trường, Giấy xác nhận kiểm soát ô nhiễm của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường cấp cho cơ sở.

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi Trường Toàn Cầu sẵn sàng giúp khách hàng trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn sửa chữa, vận hành, lắp đặt, thi công, bảo trì hệ thống xử lý nước thải. Đơn vị tư vấn viết hồ sơ giấy phép môi trường năm 2022 và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường chất lượng.

 [sc name=”lienhe” ][/sc]