khi nào phải làm giấy phép môi trường

Khi nào phải làm giấy phép môi trường? Tìm hiểu ngay

Giấy phép môi trường là thủ tục quan trọng mà nhiều đơn vị, cá nhân đặc biệt quan tâm khi có các dự án, kế hoạch thi công tác động đến môi trường. Vậy khi nào phải làm giấy phép môi trường? Thủ tục tiến hành như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn các nội dung trên trong nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi.

Giấy phép môi trường là gì?

Giấy phép môi trường là văn bản pháp lý do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho cá nhân, tổ chức có các hoạt động dịch vụ, kinh doanh, sản xuất được phép xả chất thải ra ngoài môi trường, quản lý và nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài thèm theo các yêu cầu, điều kiện bảo vệ môi trường.

Nhóm đối tượng cần có giấy phép môi trường

Tùy vào từng loại dự án mà thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp phép môi trường sẽ khác nhau. Hiện nay, có 4 nhóm dự án tác động đến môi trường theo mức độ nghiêm trọng, được phân loại như sau:

Nhóm I: Dự án tác động xấu đến môi trường mức độ cao

Nhóm II: Dự án tác động xấu đến môi trường

Nhóm III: Dự án ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường

Khi các dự có phát sinh nước thải, khí thải, bụi phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được phản lý chặt chẽ theo quy định. Và khi đi vào vận hành chính thức bắt buộc phải có giấy phép môi trường. Đặc biệt, những dự án đầu tư, sản xuất, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành 01/01/2022 cũng có tiêu chí tương tự các nhóm dự án trên.

Khi nào phải làm giấy phép môi trường?

Xác định thời điểm khi nào phải làm giấy phép môi trường là vô cùng quan trọng. Tùy thuộc vào 4 loại dự án khác nhau mà thời điểm làm giấy phép khác nhau sẽ khác nhau được quy định rõ trong nghị định Nghị định 08/NĐ-CP.

Chủ dự án đầu tư thuộc đối tượng (nhóm I, II, III) phải đánh giá tác động môi trường, sau khi đã hoàn thành công trình xử lý chất thải cho từng phân kỳ đầu tư hoặc toàn bộ dự án hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập của dự án mới được nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường

Chủ dự án đầu tư không thuộc đối tượng (nhóm I,II, III) phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, được tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường khi đã có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo quy định.

Chủ dự án đầu tư, khu dịch vụ, kinh doanh, sản xuất tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành 01/01/2022 mà đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải thì tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường. Tuy nhiên, cần bảo đảm thời điểm phải có giấy phép môi trường khi kết thúc vận hành thử nghiệm. Thời gian chậm nhất là trước 45 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của cấp bộ, trước 30 ngày của UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, tính đến thời điểm phải có giấy phép môi trường.

Thời hạn của giấy phép môi trường là bao lâu?

Giấy phép môi trường có thời hạn tương ứng với từng nhóm đối tượng như sau:

– Với dự án đầu tư nhóm I có thời hạn 07 năm

– Với cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I có thời hạn là 07 năm

– Đối với đối tượng không thuộc 02 trường hợp trên có thời hạn 10 năm

Theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cụm công nghiệp thì thời hạn của giấy cấp phép môi trường có thể ngắn hơn.

Nội dung cần có của giấy phép môi trường

Những nội dung cần có của giấy phép môi trường bao gồm:

– Thông tin chung về dự án, cơ sở khu sản xuất, cụm công nghiệp

– Nội dung giấy phép môi trường

– Yêu cầu về bảo vệ môi trường

– Thời hạn của giấy phép môi trường

– Nội dung khác (nếu có)

Trong nội dung cấp phép môi trường, cần có các thông tin sau:

+ Nguồn phát sinh nước thải; dòng nước thải, chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của chất ô nhiễm đó theo dòng nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải

+ Nguồn phát sinh khí thải; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của chất ô nhiễm theo dòng khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; vị trí, phương thức xả khí thải;

+ Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn của tiếng ồn, độ rung;

+ Mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển và địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại.

+ Phân loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất.

Trên đây là những thông tin cơ bản về đối tượng, nội dung và thời điểm khi nào phải làm giấy phép môi trường mà chúng tôi cung cấp cho bạn đọc. Hi vọng rằng, những kiến thức trên sẽ giúp cho các cá nhân, tổ chức chủ động trong việc làm giấy phép môi trường cho dự án của mình.

 [sc name=”lienhe” ][/sc]