Giấy phép môi trường là loại giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các cơ sở công nghiệp nhằm xác định các chỉ tiêu môi trường do nhà nước đặt ra. Giấy phép môi trường còn là công cụ cho phép cơ quan nhà nước kiểm soát, điều chỉnh tải lượng chất thải phát sinh nhằm kiểm soát tốt ô nhiễm, duy trì, bảo vệ mục tiêu chất lượng môi trường. Chính vì vậy, các ngành nghề phải có giấy phép môi trường bắt buộc, phù hợp với tiêu chí của nhà nước.
Khái niệm về giấy phép môi trường
Giấy phép môi trường là căn cứ để thực hiện hoạt động sau đây:
- Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt động bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
- Thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở.
- Trường hợp có thay đổi tên dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoặc chủ dự án đầu tư, cơ sở thì chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm tiếp tục thực hiện giấy phép môi trường và thông báo cho cơ quan cấp giấy phép môi trường biết để được cấp đổi giấy phép.
- Kể từ ngày giấy phép môi trường có hiệu lực, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường thành phần hết hiệu lực.
Hiện nay, các công ty tư vấn môi trường hoạt động rất nhộn nhịp. Vì vậy, để có được giấy phép môi trường đảm bảo chất lượng thì việc lựa chọn một công ty tư vấn uy tín chính là giải pháp tối ưu nhất.
Dịch vụ tư vấn Môi Trường Toàn Cầu là dịch vụ tổng hợp các hành động nhằm rà soát lại thực trạng quản lý ngành nghề phải có giấy phép môi trường, công tác môi trường tại nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,… của khách hàng. Từ đó, cơ sở đánh giá mức độ phù hợp cũng như rủi ro của công tác quản lý môi trường tại doanh nghiệp so với các quy định pháp luật hiện hành.
Những ngành nghề phải có giấy phép môi trường
Đối tượng phải có giấy phép môi trường
Theo quy định tại Điều 49 Luật bảo vệ môi trường, ngành nghề phải có giấy phép môi trường bao gồm:
- Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.
Điều 39 Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định đối tượng phải có giấy phép môi trường bao gồm:
- Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
Đối tượng được miễn giấy phép môi trường
Danh mục dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được miễn giấy phép môi trường;
- Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, các hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, dạy nghề, đào tạo kỹ thuật, kỹ năng quản lý, cung cấp thông tin, tiếp thị, xúc tiến đầu tư và thương mại.
- Sản xuất, trình chiếu và phát hành chương trình truyền hình, sản xuất phim điện ảnh, phim video, hoạt động chuyên viên, hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc.
- Dịch vụ thương mại, buôn bán lưu động, không có địa điểm cố định.
- Dịch vụ thương mại, buôn bán các sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng, đồ gia dùng có diện tích xây dựng dưới 200m2.
- Dịch vụ ăn uống có diện tích nhà hàng dưới 200m2.
- Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng đồ gia dụng quy mô cá nhân, hộ gia đình.
- Dịch vụ photocopy, truy cập internet, trò chơi điện tử.
- Canh tác trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi quy mô cá nhân, hộ gia đình.
- Trồng khảo nghiệm các loài thực vật quy mô dưới 1 ha.
- Xây dựng nhà ở cá nhân, hộ gia đình.
- Dự án cơ sở nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa có lưu lượng nước thải dưới 1.0000m3/ ngày đêm.
- Dự án đầu tư, cơ sở đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:
-Không phát sinh khí thải phải xử lý
-Không phát sinh nước thải hoặc có phát sinh như thầy nhưng đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường.
-Không phát sinh chất thải nguy hại trong quá trình hoạt động.