Ngày nay, giấy phép môi trường ngày càng trở nên quan trọng. Bạn ở khu vực nông thôn muốn xin giấy phép môi trường cho doanh nghiệp của mình nhưng không biết thủ tục giấy phép môi trường cấp huyện gồm những gì? Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Môi Trường Toàn Cầu khám phá ngay trong bài viết sau đây!
Giấy phép môi trường là gì?
Giấy phép môi trường được biết đến là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả các loại chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài sử dụng làm nguyên liệu sản xuất kèm theo các yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường dựa trên quy định của pháp luật.
Các đối tượng cần cấp giấy phép môi trường
Hiện nay, các đối tượng cần phải có giấy phép môi trường gồm:
- Đối tượng 1: Là các dự án đầu tư thuộc nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường bên ngoài cần phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi đưa vào vận hành chính thức. Ngoài ra, các đối tượng trên mà thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật thì sẽ được miễn giấy phép môi trường.
- Đối tượng 2: Dự án đầu tư, cơ sở, kinh doanh, khu sản xuất, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp bắt đầu hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như đối tượng 1.
Thủ tục để cấp giấy phép môi trường cấp huyện
Dựa vào Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành kèm theo Quyết định 87/QĐ-BTNMT ngày 14/01/2022 thuộc Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, thủ tục để được cấp giấy phép môi trường cấp huyện được quy định như sau:
Trình tự các bước thực hiện thủ tục cấp giấy phép môi trường cấp huyện
Bước 1. Nộp hồ sơ: Tổ chức/cá nhân tiến hành nộp hồ sơ đề nghị cấp phép môi trường đến Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ: Cơ quan thẩm quyền xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ theo quy định pháp luật đưa ra; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hay không hợp lệ thì thông báo lại để tổ chức/cá nhân tiến hành hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ, kiểm tra và trả kết quả lại cho tổ chức/cá nhân:
- Cơ quan cấp phép thành lập tổ thẩm định để kiểm tra cụ thể theo từng trường hợp sau:
- Đối với các dự án đầu tư, cơ quan cấp phép thành lập tổ thẩm định, lúc này tổ thẩm định có trách nhiệm tổ chức khảo sát tình hình thực tế tại khu vực triển khai dự án đầu tư;
- Đối với cơ sở đang hoạt động, cơ quan cấp phép sẽ tiến hành thành lập tổ kiểm tra. Lúc này, tổ kiểm tra có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở.
- Tổ thẩm định tiến hành thẩm định hồ sơ, tổ kiểm tra sẽ nghiên cứu hồ sơ và khảo sát hoặc kiểm tra thực tế tại cơ sở.
- Căn cứ kết quả thẩm định cơ quan cấp phép xem xét và tiến hành cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư, cơ sở trong trường hợp đủ điều kiện cấp giấy phép môi trường đồng thời cũng nêu rõ lý do trong trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép môi trường.
Thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường cấp huyện
- 01 bản chính Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường lấy mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP;
- 01 bản chính Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường:
- Trường hợp dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định lấy mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP;
- Trường hợp dự án đầu tư nhóm II không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá thì lấy mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP;
- Trường hợp cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, cụm công nghiệp, dịch vụ tập trung đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với các dự án nhóm I hoặc nhóm II thì lấy mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP;
- Trường hợp dự án đầu tư nhóm III sẽ tiến hành lấy mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP;
- Trường hợp cơ sở đang hoạt động tương đương với dự án nhóm III thì lấy mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP;
- 01 bản sao Báo cáo nghiên cứu tính khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án theo quy định của pháp luật.
Phía trên là toàn bộ thông tin về cấp giấy phép môi trường cấp huyện. Hy vọng giúp bạn hiểu rõ hơn trong quá trình xin giấy phép môi trường cho cơ sở, doanh nghiệp của mình. Nếu bạn muốn tìm kiếm cho mình đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn môi trường và hỗ trợ lập các hồ sơ môi trường thì hãy nhanh tay liên hệ với Môi Trường Toàn Cầu theo địa chỉ bên dưới để được hỗ trợ.