Quy trình lập báo cáo ĐTM nhà máy chế biến thủy sản như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho nhiều doanh nghiệp. Thế nhưng, nếu bạn không quan tâm vấn đề về ĐTM nhà máy chế biến thủy sản thì doanh nghiệp sẽ nhiều rủi ro về pháp lý.

Ngành chế biến thủy sản hoạt động rất phong phú mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho quốc gia. Tuy nhiên, tính chất nước thải của nhà máy chế biến thủy sản cũng ảnh hưởng không hề nhỏ đến môi trường. Chính vì vậy, việc lập báo cáo ĐTM nhà máy chế biến thủy sản là hết sức cấp thiết để giúp cho công ty và các cơ quan chức năng dễ dàng kiểm soát, xử lý các vấn đề về môi trường.

1. Những điều bạn cần biết về báo cáo ĐTM nhà máy chế biến thủy sản

ĐTM nhà máy chế biến thủy sản nhằm mục đích phân tích các dự báo tác động đến môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội xung quanh khu vực sản xuất. Đánh giá này được thực hiện cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực để giúp các cơ quan có thẩm quyền nắm rõ tình hình đang xảy ra với môi trường xung quanh nhà máy thủy sản.

Lập báo cáo ĐTM nhà máy chế biến thủy sản giúp doanh nghiệp có trách nhiệm hơn với môi trường tự nhiên xung quanh khu vực sản xuất. Từ đó chủ động tìm hiểu, đưa ra những biện pháp khắc phục, xử lý và bảo vệ môi trường hiệu quả. Mục đích nhằm giảm thiểu các tác động gây ô nhiễm môi trường, đẩy lùi các hiện tượng biến đổi khí hậu. Từ đó, giữ gìn môi trường tự nhiên, giúp nhà máy có thể hoạt động lâu dài và bền vững.

Nhà máy chế biến thủy sản phải thực hiện hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường. Bởi có quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM thì mới xin được giấy phép xây dựng. Dự án không được thông qua ĐTM tức là không gây phá vỡ sự liên kết bền vững mà nền kinh tế cũng như quốc gia đang hướng tới. Hơn nữa, nếu nhà máy đi vào hoạt động mà vẫn chưa có quyết định phê duyệt thì báo cáo tác động môi trường thì có thể bị phạt tiền theo quy định của pháp luật. 

Lập báo cáo ĐTM nhà máy chế biến thủy sản là vấn đề hết sức cần thiết để đảm bảo cho sự hoạt động lâu dài và bền vững
Lập báo cáo ĐTM nhà máy chế biến thủy sản là vấn đề hết sức cần thiết để đảm bảo cho sự hoạt động lâu dài và bền vững

2. Quy trình lập báo cáo ĐTM nhà máy chế biến thủy sản

Quy trình lập báo cáo ĐTM nhà máy chế biến thủy sản được tiến hành như sau:

Bước 1: Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn xung quanh khu vực nhà máy chế biến thủy sản,.

Bước 2: Tiến hành điều tra, thu thập số liệu, khảo sát môi trường xung quanh khu vực nhà máy.

Bước 3: Thu thập mẫu nước, mẫu đất sau đó tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm.

Bước 4:  Xác định các yếu tố vi khí hậu, đánh giá hiện trạng môi trường tại nhà máy chế biến thủy sản.

Bước 5: Xác định các nguồn gây ô nhiễm như chất thải, khí thải. Sau đó phân loại các chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà máy. Từ đó thống kê, phân tích, thu thập và đánh giá.

Bước 6: Đánh giá mức độ tác động của nguồn ô nhiễm từ nhà máy chế biến thủy sản đến môi trường, xã hội và con người.

Bước 7: Đề ra các kế hoạch giảm thiểu các tác động đến môi trường.

Bước 8: Đề xuất các phương pháp xử lý rác thải, chất thải hiệu quả.

Bước 9: Tham vấn ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền gần nơi xây dựng nhà máy. Sau đó xây dựng các chương trình giám sát môi trường.

Bước 10: Cuối cùng là lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM nhà máy chế biến thủy sản.

3. Một số lưu ý khi lập báo cáo ĐTM nhà máy chế biến thủy sản

Báo cáo ĐTM nhà máy chế biến thủy sản thuộc quyền thẩm định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Thời hạn thẩm định là 45 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp dự án môi trường nhà máy chế biến thủy sản quá phức tạp thì thời gian thẩm định hồ sơ là 60 ngày.

Trong trường hợp, báo cáo ĐTM nhà máy chế biến thủy sản không thuộc quyền thẩm định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Thời hạn thẩm định là 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp dự án môi trường nhà máy chế biến thủy sản quá phức tạp thì thời gian thẩm định hồ sơ là 45 ngày.

Thời hạn phê duyệt báo cáo ĐTM nhà máy chế biến thủy sản tối đa là 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Thời gian tiếp nhận và phê duyệt hồ sơ báo cáo ĐTM nhà máy chế biến thủy sản
Thời gian tiếp nhận và phê duyệt hồ sơ báo cáo ĐTM nhà máy chế biến thủy sản

Tóm lại, chúng ta phải thừa nhận quá trình lập báo cáo ĐTM nhà máy chế biến thủy sản là một công cụ rất hiệu quả trong việc đánh giá tính bền vững của dự án. Thế nhưng, để đo lường được mức độ mà ĐTM có thể giải quyết bền vững. Báo cáo phải tuân thủ các yêu cầu về thủ tục, đề ra hướng giải quyết hiệu quả. 

Để quá trình lập báo cáo ĐTM nhà máy chế biến thủy sản diễn ra nhanh chóng, thuận lợi theo đúng quy định của chính phủ. Các công ty doanh nghiệp nên tìm đến các đơn vị tư vấn môi trường lâu năm, giàu kinh nghiệm để có được bản báo cáo đánh giá tác động môi trường hoàn chỉnh nhất.

 [sc name=”lienhe” ][/sc]