Hiện nay, nước thải sinh hoạt đang là một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Việc xử lý nước thải sinh hoạt cũng đang gặp rất nhiều khó khăn vì tốc độ đô thị hóa của chúng ta rất nhanh trong khi cơ sở hạ tầng không đáp ứng kịp. Nếu được xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn sẽ giải quyết được triệt để vấn đề nêu trên.
1. Tổng quan về quá trình xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là loại nước thải được phát sinh trong quá trình sinh hoạt của dân cư như trung tâm thương mại, khu dân cư, chung cư,…Trong nước thải sinh hoạt hàm lượng BOD và các chất dinh dưỡng như N, P rất cao.
Còn có thành phần từ các loại chất không tan, ít tan và những hợp chất tan trong nước. Xử lý nước thải sinh hoạt là loại bỏ các chất ô nhiễm để xả thải vào nguồn tiếp nhận. Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt chính thường được sử dụng gồm phương pháp hóa học, hóa lý và sinh học.
Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ sinh học trong xử lý nước thải sinh hoạt hằng ngày chứng minh được hiệu quả vượt trội của ảnh hưởng tích cực đến môi trường cũng như hiệu quả về kinh tế so với những biện pháp xử lý bằng hóa lý khác. Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải sinh hoạt càng phổ biến bởi phương pháp này mang lại lợi ích cho xã hội lẫn môi trường.
2. Quy trình tiêu chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt
Với mong muốn môi trường sống ngày càng được cải thiện, vấn đề quản lý quy trình nước thải sinh hoạt được dễ dàng hơn để phù hợp với sự phát triển tất yếu của xã hội và cải thiện nguồn tài nguyên nước đang bị thoái hóa và ô nhiễm nặng nề.
Nước thải sinh hoạt từ khu dân cư sau khi được xử lý sơ bộ ở bể tự hoại sẽ được thu gom về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung. Một phần các cặn rác thô có kích thước lớn như: bao nilon, vải vụn, cành cây, giấy,…được giữ lại song chắn rác để loại bỏ nhằm tránh gây hư hại hoặc tắc nghẽn bơm và các công trình tiếp theo. Rác thu hồi được đem đi xử lý, nước thải sinh hoạt sau khi qua song chắn tiếp tục qua ngăn tiếp nhận nước khi qua bể điều hòa.
Tại đây, bể sẽ được gắn hệ thống sục khí nhằm giảm bớt sự dao động của hàm lượng các chất bẩn trong nước do quá trình thải ra không đều, ổn định lưu lượng và nồng độ, tránh hiện tượng quá tải vào các giờ cao điểm. Do đó hệ thống xử lý làm việc ổn định đồng thời giảm kích thước các công trình đơn vị tiếp theo.
Nước thải tiếp tục đưa sang bể SBR, đây là một dạng công trình xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính, trong đó diễn ra quá trình thổi khí, lắng bùn và gạn nước thải. Bùn hoạt tính thực chất là các vi sinh vật vì vậy khi được trộn với nước thải với không khí có oxy, chúng sẽ phân hủy các chất hữu cơ tạo thành cặn và lắng xuống ở tại bể SBR.
Nước trong bể SBR được gạn ra khỏi bể bằng thiết bị thu nước bề mặt sau khi ra khỏi bể và cuối cùng trước khi xả ra nguồn tự nhiên nước được cho vào bể khử trùng để khử trùng nước.
3. Xử lý nước thải sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống
Được sống trong cuộc sống hiện đại, chúng ta có được sự trợ giúp của các thiết bị công nghiệp giúp cho mọi công việc đều được thuận lợi hơn. Nhưng cũng chính vì sự hiện đại đó đã khiến cho vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Lúc này con người phải tìm cách giải quyết triệt để nhất. Và trong số đó không thể không kể đến tầm quan trọng của việc xử lý nước thải sinh hoạt.
Chính vì những những thực trạng trên mà vấn đề xử lý nước thải luôn được đặt lên hàng đầu. Một giải pháp hoàn hảo nhất trong lúc này chính là việc xây dựng các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Xử lý nước thải một cách triệt để nhất vừa giúp cho môi trường của chúng ta trở nên trong sạch hơn.
Sức khỏe của con người được cải thiện khiến cho hoạt động sản xuất được thông suốt tăng hiệu quả kinh tế. Ngoài ra lợi ích của việc xử lý nước thải sinh hoạt còn giúp cho chúng ta có thể bảo vệ được một cách tối đa nhất nguồn nước sạch sinh hoạt hằng ngày.
Hiện nay nhà nước cũng có những cơ chế xử phạt đối với các đơn vị không chấp hành đúng theo quy định của nhà nước về xử lý nước thải. Chính vì vậy các doanh nghiệp, khu dân cư đang mong muốn tìm một đơn vị thích hợp để có thể giúp họ xây dựng được các quy trình chuẩn kỹ thuật.